Chăm sóc chó mẹ trước và sau khi sinh an toàn - đúng cách như thế nào?
07/2022
Trước và sau khi sinh là thời điểm vô cùng quan trọng đối với các chú chó. Đây là giai đoạn mà chúng cần được chăm sóc, quan tâm chu đáo. Các sen hãy chuẩn bị trước cho mình những kiến thức để chăm sóc chó trước và sau sinh đúng cách, hạn chế những rủi ro có thể gặp phải. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn quy trình chăm sóc chó trước và sau khi sinh, cùng theo dõi nhé!
Mục lục (Hiện)
1. Dấu hiệu nhận biết chó mang bầu
Khá khó để phát hiện chó mang bầu cho đến khi có những biểu hiện rõ ràng ở tuần thứ 9 thai kỳ. Do đó, các sen cần chú ý đến các bé cún nhiều hơn để nhận thấy những sự thay đổi đầu tiên khi quá trình mang thai diễn ra. Có thể nhận biết chú cún mang bầu qua các dấu hiệu như:- Bầu vú hồng và căng phồng ra,dấu hiệu này sẽ dễ nhận thấy khi cún của bạn mang bầu ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3.
- Phần eo của chó phình to bất thường, bụng tròn và căng ra.
- Trong thời kỳ thai nghén, chó cái dễ thay đổi tính nết, hành vi và khẩu vị. Chế độ dinh dưỡng cho các chú chó lúc này sẽ cần được quan tâm, cần đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu để đảm bảo chó mẹ luôn được khỏe mạnh. Tuy nhiên, không tăng khẩu phần ăn quá sớm.
- Trước thời kỳ sinh nở khoảng 3-4 tuần, chó mẹ sẽ tăng cân nhanh chóng. Đây là lúc các sen cần tăng nguồn dinh dưỡng lên khoảng 25-30% so với trước đó.
- Khoảng 2-3 tuần trước sinh, đây là giai đoạn chó mẹ tìm kiếm vị trí ổ đẻ. Hãy đảm bảo cho chó mẹ một không gian kín đáo, yên tĩnh.
- Khi chó mẹ mang thai được khoảng 45 ngày, các sen có thể chụp X-quang để biết được số cún con trong bụng.
2. Chăm sóc chó mẹ trước sinh cần những gì?
Chăm sóc các chú cún đang mang bầu là việc không hề dễ dàng, các vấn đề tự ăn uống, vệ sinh đế các hoạt động thường ngày các sen đều cần chú ý. Vậy cần chuẩn bị những gì để chăm sóc chó mẹ trước kỳ sinh nở?2.1 Chế độ ăn uống trong giai đoạn thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng là yêu yếu tố quan trỏng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cún con trong bụng và chó mẹ.Nhiều bác sĩ thú y cho biết, trong khoảng 6 tuần đầu thai kỳ chưa cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, bởi cún con vẫn chưa bước vào giai đoạn phát triển. Sang tuần thứ 6 của thai kỳ, có thể điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho cún mẹ. Các sen nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 4 đến 5 bữa và bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn của cún mẹ.
Một số chuyên gia dinh dưỡng thú y gợi ý, để đảm bảo đủ chất cho cún mẹ, nên cho cún mẹ ăn trứng vịt lộn hoặc thịt bò từ 1-2 lần/tuần. Các thực phẩm này sẽ đảm bảo sức khỏe cho cún mẹ và sự phát triển của cún con. Ngoài ra, có thể cho chó mẹ ăn các loại thực phẩm đóng hộp đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng.
2.2 Cún mẹ bỏ ăn cần phải làm gì?
Khoảng 2 tuần đầu khi bắt đầu thời kỳ mang thai, cún mẹ có thể xuất hiện dấu hiệu lười ăn, chán ăn, bỏ ăn. Để cải thiện tình trạng này, không nên ép các bé cún ăn quá nhiều, nên cho chúng ăn những món ăn khoái khẩu để bữa ăn ngon miệng hơn.2.3 Thường xuyên cho cún mẹ đi khám thai
Nên cho bé cún đi thăm khám thường xuyên khi bắt đầu bước sang tháng thứ 2 của thai kỳ để tránh được những nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho cả cún con và cún mẹ.Nên đưa cún mẹ đến các cơ sở khám chữa thú y uy tín, để đảm bảo chú cún của bạn được chăm sóc một cách tốt nhất. Ngoài ra, các sen cũng nhận được những tư vấn để đảm bảo quá trình chăm sóc cún mẹ trong thời kỳ mang thai diễn ra hiệu quả.
2.4 Luyện tập nhẹ nhàng
Tập luyện nhẹ nhàng giúp cơ thể cún mẹ đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng, hạn chế khả năng mắc bệnh trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, cũng đảm bảo sức khỏe sau sinh của chó mẹ và sức khỏe của cún con.3. Lưu ý khi đón cún con chào đời
Chó mẹ sẽ mang thai khoảng 60-62 ngày thì sinh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giống chó mà thời gian mang thai có thể thay đổi. Trong quá trình sinh nở, chó mẹ rất cần các sen bên cạnh và giúp sức.Bởi một số chú chó có thể khá vụng khi sinh con, chúng có thể đè lên cún con hoặc không cắn kịp nhau thai làm các bé cún nhỏ chết ngạt. Tuy nhiên, không cần can thiệp quá mức, giữa cho chúng sự riêng tư nhất định, hãy chỉ can thiệp khi thật sự cần thiết.
Cần theo dõi quá trình sinh nở của cún mẹ, đảm bảo rằng số lượng cún con đã được chào đời hết. Lúc mới sinh, chó mẹ thường khá mệt và cần nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Khoảng 36h sau khi sinh, bạn mới nên tăng khẩu phần ăn cho chúng.
4. Chăm sóc chó mẹ sau sinh như thế nào?
Luôn đảm bảo không gian ổ của chó mẹ và chó con được thoáng đãng, ấm áp và sạch sẽ. Các chú cún mới chào đời thì bạn không cần quá bận tâm vì đã có cún mẹ chăm lo, hãy dành thời gian chăm sóc cho cún mẹ. Sau sinh chó mẹ sẽ giảm sút sức khỏe, cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo tăng sức đề kháng, giúp chó mẹ có đủ sữa cho các bé cún con.Chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ sau sinh cần đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả chó mẹ và chó con. Một số loại thức ăn tốt cho chó mẹ sau sinh như:
- Thức ăn giàu canxi, calo và photpho.
- Thức ăn dễ tiêu hóa.
- Thức ăn có hàm lượng chất béo và protein cao, cung cấp nhiều chất sắt.
- DHA có lợi cho quá trình phát triển trí não của chó con.
Nếu bạn muốn tăng thêm các loại khoáng chất, vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó mẹ, hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Bởi việc bổ sung quá nhiều canxi có thể khiến chúng bị sốt sữa.
Trên đây là một số gợi ý chăm sóc chó mẹ trước và sau khi sinh con, hy vọng sẽ giúp ích cho các sen. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chăm sóc thú cưng, hãy liên hệ đến trung tâm Điều trị Thú y iVET Center thông qua hotline 094.373.1259 để được tư vấn giải quyết và hướng dẫn điều trị kịp thời.