Mèo bị sỏi thận: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
07/2022
Tình trạng mèo bị sỏi thận đang ngày một gia tăng, cứ khoảng 10 bé mèo thì lại có ít nhất 6 bé mắc bệnh này. Sỏi thận không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, chủ nuôi cần trang bị những kiến thức để phòng ngừa, nhận biết sớm bệnh và điều trị kịp thời cho bé mèo của mình. Theo dõi bài viết để biết những thông tin hữu ích về bệnh sỏi thận ở mèo!
Mục lục (Hiện)
1. Bệnh sỏi thận ở mèo
Sỏi thận thực chất là những hạt cặn được tạo thành từ khoáng chất và muối kết tinh dính lại với nhau. Kích thước của sỏi thận có thể chỉ ngang hạt cát (đôi lúc có thể gọi là sạn thận) hoặc cũng có thể lớn ngang một viên ngọc trai. Khi kích thước sỏi lớn dần, chúng không thể đi qua các bộ phận trong thận gây đau, cản trở quá trình vận hành trong thận, ứa đọng nước tiểu.Ở giai đoạn đầu, có thể rất khó phát hiện tình trạng sỏi thận của mèo bởi gần như không xuất hiện triệu chứng cụ thể, tuy nhiên sau khi sỏi thận có kích thước lớn kèm theo các biểu hiện bất thường tức là bệnh đã đến giai đoạn nặng hơn.
2. Nguyên nhân mèo bị sỏi thận
Sỏi thận tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và chúng được tạo nên từ nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh sỏi thận ở mèo có thể kể đến như:2.1 Do cơ chế di truyền
Các giống mèo như mèo anh lông dài, mèo anh lông ngắn, mèo Ba Tư, mèo Xiêm,...có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tự nhiên cao hơn so với các giống mèo khác.2.2 Các vấn đề ở hệ tiêu hóa và cơ chế hấp thụ dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa bất thường, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể không ổn định rất dễ khiến mèo bị sỏi thận.Một số giống mèo có cơ chế hấp thu - bài tiết dưỡng chất diễn ra không ổn định, chúng có thể không hấp thu hoặc bài tiết được một số chất trong quá trình tiêu hóa. Khi các chất không được hấp thu - bài tiết, lâu dần tích tụ lại ở bàng quang và hình thành sỏi thận.
2.3 Chế độ chăm sóc và cho ăn không hợp lý
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh sỏi thận ở mèo không thể không kể đến chế độ chăm sóc và cho ăn.Chế độ ăn với 100% thức ăn khô dạng hạt mà không cung cấp lượng nước đầy đủ mỗi ngày sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, sau thời gian nhất định làm lắng đọng (tích tụ) cặn thức ăn sẽ gây nên bệnh sỏi thận.
Bên cạnh đó, việc sử dụng những loại thức ăn không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không phù hợp với độ tuổi của các bé mèo cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng.
Hầu hết các bé mèo trường thành (trên 1 tuổi) cần giảm bớt nhu cầu về chất đạm hơn so với những bé mèo nhỏ ít tháng tuổi. Do đó, nếu có chế độ ăn không phù hợp cho mèo có thể dẫn đến tình trạng dư đạm và làm cho mèo bị sỏi thận.
Cũng cần lưu ý không nên sử dụng liên tục một số loại thức ăn chứa nhiều khoáng chất như photpho, magie, canxi,...sẽ khiến hàm lượng các chất này rơi vào trạng thái bão hòa cùng và kết tủa lại ở bàng quang, lâu ngày kết tinh lại và hình thành nên sỏi thận.
Ngoài ra, một số thành phần trong thức ăn của mèo có thể làm tăng nồng độ Ph có trong nước tiểu. Môi trường kiềm là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của sỏi thận.
2.4 Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý có khả năng cao dẫn đến bệnh sỏi thận ở mèo như: nhiễm trùng đường tiết niệu, khó tiểu, tiểu đặc, tiểu ít, nhiễm trùng thận.2.5 Ảnh hưởng bởi quá trình chích thuốc trị ve
Nếu bé mèo bị chích thuốc trị ve trong một thời gian dài thì nguy cơ bị sỏi thận là rất cao. Bởi hầu hết các sản phẩm thuốc chích trị ve hiện nay đều chứa các thành phần có hại cho thận và gan của thú cưng.3. Triệu chứng mèo bị sỏi thận
Mèo bị sỏi thận thường khó phát hiện bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn nặng. Dưới đây là một vài dấu hiệu khả nghi có thể nhận biết mèo bị sỏi thận:- Mèo mắc chứng khó tiểu, tiểu ít;
- Mèo uống nước nhiều và tiểu nhiều hơn;
- Mèo đi tiểu ra máu, đi tiểu buốt, nhiễm trùng đường tiểu;
- Mèo bị khó tiêu, tắc nghẽn ruột. Một vài biểu hiện của triệu chứng này là mèo lười ăn, sụt cân, nôn mửa, thiếu sức sống;
- Đau và căng cứng vùng bụng.
4. Cách điều trị bệnh sỏi thận ở mèo
Khi phát hiện các dấu hiệu sỏi thận ở mèo, bạn cần đưa chúng đến ngay các bệnh viện thú y uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Với các trường hợp sỏi thận lớn, phương pháp phẫu thuật gấp sỏi là cách điều trị hiện đại và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.Sau phẫu thuật, mèo cũng chỉ mất khoảng từ 2-4 ngày để khỏe mạnh, hồi phục như bình thường. Thời gian sau đó bạn cũng cần tiếp tục theo dõi để đảm bảo sự phục hồi của mèo.
Khi đã phẫu thuật gắp sỏi, bạn cũng cần điều chỉnh ngay lại chế độ ăn hợp lý và sử dụng các loại thuốc (nếu có) theo chỉ định của các bác sĩ chuyên môn.
5. Cách phòng tránh bệnh sỏi thận ở mèo
Mèo bị sỏi thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của chúng. Do đó bạn cần lưu ý một số biện pháp phòng tránh bệnh sỏi thận ở mèo hiệu quả như:- Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày trong các bữa ăn của mèo để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng tuần hoàn, giảm áp lực lên bàng quang.
- Hạn chế cho ăn hạt và lưu ý khi lựa chọn các loại hạt cần chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng, uy tín và phù hợp với lứa tuổi của mèo. Bên cạnh các loại hạt có thể thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung các loại thức ăn ướt như thịt luộc xé, pate hay rau củ,...
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đủ nhưng không dư thừa đạm và khoáng chất.
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên cho mèo, siêu âm bụng hoặc chụp X-quang 1-2 lần/năm.