Dấu hiệu nhận biết mèo bị sỏi bàng quang và cách phòng tránh
07/2022
Giống như sỏi thận, mèo bị sỏi bàng quang là một trong những bệnh tiết niệu khá phổ biến. Sỏi bàng quang có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tiểu ra máu, nôn mửa, chán ăn,...ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí có thể gây tử vong. Vậy mèo bị sỏi bàng quang phải điều trị như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh sỏi bàng quang ở mèo và cách phòng tránh bệnh cho thú cưng của bạn nhé!
Mục lục (Hiện)
1. Sỏi bàng quang là gì?
Không giống như sỏi thận, sỏi bàng quang được cấu thành từ các khoáng chất như calcium oxalate hoặc struvite. Đây là các khoáng chất tự nhiên có trong cơ thể mèo và sỏi hình thành khi các khoáng chất này vượt ngưỡng nồng độ nhất định trong hệ tiết niệu. Khi nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép, chúng sẽ kết thành những tinh thể và các tinh thể này sẽ hình thành nên sỏi.Một số trường hợp, sỏi bàng quang rất vụn và nhỏ, tồn tại một cách vô hại ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu hoặc trôi ra ngoài theo đường nước tiểu của mèo. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, chúng tăng sinh với kích thước đáng kể gây chảy máu trong và gây đau cho mô mềm niêm mạc đường.
Trong trường hợp tiêu cực nhất, chúng có thể xuất hiện ở niệu đạo của mèo và làm cản trở đường lưu thông nước tiểu. Nước tiểu bị tắc nghẽn, ngăn cản việc loại bỏ chất thải độc hại ra khỏi hệ thống của mèo, dẫn đến tình trạng khẩn cấp, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Thường, các trường hợp tắc nghẽn hay xảy ra với mèo đực vì niệu đạo của chúng khá hẹp rất dễ tắc nghẽn. Một số dấu hiệu ban đầu điểu hình như: tiểu gây đau buốt, tiểu ra máu,....
2. Các dạng sỏi bàng quang ở mèo
Dưới đây là một số dạng sỏi bàng quang thường gặp ở mèo, mời các bạn tham khảo:2.1 Sỏi bàng quang Struvite
Sỏi bàng quang Struvite là loại sỏi rất phổ biến ở mèo, nó được cấu tạo từ một khoáng chất có tên gọi Struvite, là sự kết hợp của Magie, amoni và photphat.Các tinh thể Struvite và struvite là một phát hiện bình thường trong nước tiểu với mức độ thấp. Tuy nhiên, ở một số vật nuôi, các tinh thể struvite kết hợp với nhau hình thành một viên sỏi thực sự trong đường tiết niệu. Khi tăng trưởng đến một kích thước nhất định, những viên sỏi này có thể gây kích ứng đường tiết niệu và có khả năng gây tắc nghẽn đường tiểu.
Một số trường hợp mèo bị sỏi bàng quang struvite hình thành do nhiễm trùng đường tiết niệu Một số loài vi khuẩn tiết niệu tạo ra một chất hóa học gọi là urease, dẫn đến làm thay đổi nồng độ axit có trong nước tiểu. Vi khuẩn sản sinh ra urease có thể góp phần hình thành sỏi struvite. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mèo bị sỏi bàng quang struvite thường không nhiễm trùng.
Ở những trường hợp này, nguyên nhân xuất hiện sỏi bàng quang ở mèo thường do: tăng nồng độ pH trong nước tiểu, sự hình thành nước tiểu cô đặc do không cung cấp đủ nước cho cơ thể, di truyền (một số giống mèo dễ bị sỏi bàng quang như mèo Xiêm),..
2.2 Sỏi bàng quang oxalat
Loại sỏi này được cấu thành từ một loại khoáng chất có tên calcium oxalat. Một lượng tinh thể calcium oxalat nhỏ có trong nước tiểu được coi là bình thường, nhưng một số trường hợp mèo có lượng tinh thể này khá lớn. Ở điều kiện thuận lợi, các tinh thể kết hợp thành sỏi trong bàng quang hoạng một số khu vực quanh đường tiết niệu.Hiện nay, số lượng mèo mắc sỏi bàng quang oxalat chiếm tỷ lệ ngày càng gia tăng trong số các loại sỏi bàng quang phổ biến ở mèo. Mặc dù trước đây, các trường hợp sỏi bàng quang oxalat chỉ chiếm chưa đến 10% nhưng trong hơn 40 năm qua, tỷ lệ này đã lên đến hơn 40%.
Chưa có nhận định rõ ràng nào về nguyên nhân gây sỏi bàng quang oxalat. Một số yếu tố rủi ro được các chuyên gia đưa ra như:
- Một số giống mèo dễ mắc sỏi bàng quang oxalat hơn các giống khác như: mèo Ba Tư, mèo Miến Điện, mèo Himalaya,....
- Nước tiểu mèo chứa lượng lớn oxalat và canxi.
- Nồng độ pH trong nước tiểu thấp, kích thích sự hình thành sỏi oxalat/
- Lượng canxi trong máu tăng cao.
2.3 Sỏi bàng quang xanthine
Loại sỏi bàng quang này không quá phổ biến, với tỷ lệ chưa đến 1% trên tổng số sỏi đường tiết niệu được tìm thấy ở mèo.Xanthine là chất được tạo thành trong quá trình phân hủy một số protein. Khi xanthine được sản sinh, enzyme xanthine oxidase phân hủy nó thành các chất khác có thể dễ dàng đào thải khỏi cơ thể.
Khi mèo không có đủ lượng enzyme xanthine oxidase, nồng độ xanthine tăng cao và tích tụ lại trong nước tiểu. Đây là nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi đường tiết niệu xanthine.
3. Dấu hiệu nhận biết mèo bị sỏi bàng quang
Mèo bị sỏi bàng quang thường có những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu mà bạn cần lưu ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, như:- Trong nước tiểu mèo có kèm máu
- Mèo bị đau đớn, run rẩy hay căng thẳng khi đi tiểu
- Mèo đi tiểu thường xuyên một cách bất thường
- Mèo bị đi tiểu mất kiểm soát
4. Điều trị sỏi bàng quang ở mèo như thế nào?
Để xác định phương pháp điều trị thích hợp, trước hết bác sĩ sẽ tìm hiểu loại sỏi hình thành trong bàng quang và nguyên nhân xuất hiện sỏi. Phẫu thuật cắt bỏ có thể là một trong những phương pháp được chỉ định để điều trị sỏi bàng quang ở mèo. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y có thể quyết định một hay nhiều phương pháp điều trị khác như:- Thay đổi chế độ ăn của mèo theo thực đơn bác sĩ cho phép (thay đổi nồng độ pH và hòa tan sỏi bàng quang).
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
- Phẫu thuật lấy sỏi.
- Nội soi bàng quang (dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy sỏi hoặc phá vỡ viên sỏi bằng phương pháp tán sỏi qua tia laser).
5. Phòng tránh bệnh sỏi bàng quang tái phát ở mèo
Cá bé mèo bị sỏi bàng quang rất có khả năng bị tái phát bệnh trừ khi các điều kiện dẫn đến sự hình thành sỏi có thể được điều chỉnh. Để hạn chế khả năng tái phát bệnh, cách đơn giản nhất là thực hiện chế độ ăn uống theo toa. Chế độ ăn cho mèo bị sỏi bàng quang:- Với mèo bị sỏi bàng quang struvite: chế độ ăn này cần giảm nồng độ pH trong nước tiểu và hạn chế tối đa lượng amoni, magie và photpho trong nước tiểu.
- Trường hợp mèo bị sỏi bàng quan oxalat: cần giảm lượng oxalat và canxi trong chế độ ăn, đồng thời cần làm tăng độ pH trong nước tiểu.
- Còn với các trường hợp mèo bị sỏi bàng quang xanthine: cần hạn chế protein hoạt động như tiền chất xanthine để ngăn cản sự hình thành xanthine.
- Bên cạnh đó, nên tăng lượng nước trong khẩu phần ăn của mèo giúp nước tiểu không bị quá cô đặc.
Nếu mèo của bạn gặp bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, có thể trực tiếp đến trung tâm Điều trị Thú Y iVET Center hoặc liên hệ qua hotline 094.373.1259 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.