Tổng hợp 9 câu hỏi thường gặp về việc tiêm vaccine dành cho chó mèo
Trung tâm điều trị thú Y Đa khoa Quốc tế iVET - Chi Nhánh Hà nội
Giờ làm việc: 8h:00 - 20h:00
ĐẶT LỊCH KHÁM
094 373 1259
8h:00 - 20h:00

Tổng hợp 9 câu hỏi thường gặp về việc tiêm vaccine dành cho chó mèo

02/2019
Hiện nay việc nuôi chó mèo đã dần trở nên phổ biến trong xã hội. Nhiều người nuôi theo sở thích, nhiều người lại coi như người bạn hoặc thành viên trong gia đình, nhiều người lại nuôi để nhân giống nhằm mục đích kinh doanh,vv. Tuy nhiên, bất kể việc bạn nuôi chó mèo nhằm mục đích gì thì việc quan trọng đầu tiên là quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho chúng một cách tốt nhất. 
Mục lục (Ẩn / Hiện)
Khi có thành viên mới trong gia đình, điều đầu tiên chúng ta cần làm là đưa chó mèo đi kiểm tra sức khỏe lâm sàng và lên kế hoạch tiêm vaccine phòng bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu  những câu hỏi thường gặp từ chủ nuôi về việc tiêm vaccine bao gồm những gì nhé !

1. Khi nào nên tiêm vaccine mũi 1 cho vật nuôi?

Theo chuẩn của bác sĩ thú y quốc tế tư vấn nên bắt đầu tiêm vaccine phòng bệnh mũi đầu cho chó mèo khi từ 8 tuần tuổi trở đi. 
 
Khi nào nên tiêm vaccine mũi 1 cho vật nuôi?

2. Nếu vaccine mũi đầu tiêm quá sớm có ảnh hưởng gì không?

Một số chủ nuôi có thể hiểu nhầm rằng việc càng tiêm vaccine càng sớm càng tốt hoặc một số trang trại phối giống để kinh doanh cũng vội tiêm vaccine mũi đầu để bán nhằm thu lại lợi nhuận.

Tuy nhiên họ không hề biết rằng việc tiêm vaccine quá sớm sẽ khiến cho việc kích thích miễn dịch của vật nuôi sẽ không hoàn toàn đạt hiệu quả. Bởi kháng thể truyền từ mẹ sang con sẽ cản trở vaccine, khiến cho miễn dịch truyền từ mẹ sang con bị phá hủy và chính bản thân vật nuôi vẫn chưa tạo đủ miễn dịch để phòng bệnh, từ đó dễ bị mắc các bệnh khác.

Ngoài ra việc tiêm vaccine quá sớm còn làm tăng nguy cơ bị phản ứng vaccine cho vật nuôi. Như vậy có thể thấy, việc tiêm vaccine phòng bệnh mũi đầu quá sớm vừa không mang lại hiệu quả hơn nữa còn có thể gây ảnh hưởng đến bản thân vật nuôi.

3. Tại sao nên ngừng tắm 7 ngày sau khi tiêm vaccine?

Quy trình sản xuất vaccine được làm theo các bước khoa học từ những virus đã được làm suy yếu (modified live vaccine)  hoặc virus đã chết (killed vaccine). Vaccine khi tiêm vào không thể gây bệnh cho vật nuôi vì virus trên đã bị làm giảm khả năng gây bệnh, tuy nhiên vẫn có thể gây ảnh hưởng đến việc kích thích miễn dịch trong cơ thể vật nuôi.
 
Tại sao nên ngừng tắm 7 ngày sau khi tiêm vaccine?

Một số vật nuôi có thể bị ốm sau khi tiêm vaccine do phản ứng từ chính cơ thể như ủ rũ, ăn ít đi, sốt nhẹ,vv.Vì vậy bác sĩ thường tư vấn nên ngừng tắm và bất cứ các hoạt động có thể khiến cho vật nuôi bị ốm trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vaccine.

4. Tại sao không nên tiêm vaccine ngay cho chó mèo mới được mua về?

Sau khi chúng ta vừa mua chó mèo về nuôi, bác sĩ sẽ tư vấn nên nuôi trong một khoảng thời gian từ 5-7 ngày để chắc chắn rằng chó mèo của chúng ta không bị ủ bệnh nào. Như đã nói ở trên, vaccine được điều chế từ virus đã được làm suy yếu, nếu chó mèo của chúng ta bị ủ bệnh từ trước đó, việc tiêm vaccine càng khiến cho chó mèo bị ốm và phát bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra việc bất ngờ thay đổi địa điểm và môi trường mới sẽ dễ khiến cho chó mèo bị căng thẳng , gây ảnh hưởng đến sức đề kháng của vật nuôi.

5. Phản ứng vaccine gồm những triệu chứng gì?

Việc tiêm vaccine cũng giống như đưa vật thể lạ  vào cơ thể. Đối với một số vật nuôi, khi tiếp nhận các vật thể lạ , trong cơ thể sẽ xảy ra phản ứng nguy hiểm của hệ miễn dịch, đặc biệt nếu đó là lần đầu tiên tiếp nhận vật thể lạ.

Phần lớn vật nuôi khi bị phản ứng vaccine thường có các triệu chứng như mặt sưng, khó thở, thở dốc hoặc nghiêm trọng hơn là nổi các điểm xuất huyết trên người hoặc đi tiểu ra máu. Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong 24h đầu sau khi tiêm vaccine. Tình trạng phản ứng vaccine có thể can thiệp được.

Nếu nghi vật nuôi bị phản ứng vaccine thì nên nhanh chóng báo lại cho bác sĩ. Ngoài ra, sau khi tiêm vaccine phòng bệnh mũi đầu, chủ nuôi nên để vật nuôi nán lại bệnh viện trong khoảng 15-30 phút đầu để theo dõi tình trạng phản ứng vaccine. Nếu không phát hiện thấy bất cứ các triệu chứng như kể trên thì có thể đưa vật nuôi về và tiêp tục theo dõi trong khoảng 24h.      

6. Chỉ tiêm 1 mũi vaccine liệu có đủ?

Nếu chỉ tiêm vaccine duy nhất một mũi đầu sẽ không đủ để kích thích miễn dịch cho vật nuôi một cách chắc chắn và thông thường bác sĩ đều hẹn lịch đến để tiêm vaccine nhắc lại nhằm kích thích miễn dịch. Với vaccine phòng bệnh sẽ phải tiêm tất cả là 3 mũi, mỗi mũi vaccine cách nhau khoảng 3-4 tuần.
 
 Chỉ tiêm 1 mũi vaccine liệu có đủ?

Còn vaccine phòng dại sẽ bắt đầu tiêm mũi đầu khi vật nuôi được 12 tuần tuổi và tiêm nhắc lại mũi hai khi vật nuôi được 24 tuần tuổi. Sau đó sẽ tiêm nhắc lại hàng năm nhằm đảm bảo rằng vật nuôi của chúng ta có đầy đủ miễn dịch trong việc phòng bệnh.

Nếu vật nuôi của chúng ta vẫn chưa được tiêm vaccine đầy đủ theo như bác sĩ quy định thì vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt trong thời gian 1 năm tuổi đầu, hoặc sau khi chủ nuôi mới đón vật nuôi về nuôi, nếu vật nuôi vẫn chưa được tiêm đầy đủ vaccine theo chương trình tiêm vaccine đã quy định thì không nên cho vật nuôi đi chơi ở bên ngoài và tiếp xúc với những vật nuôi khác nếu không nắm được về lịch tiêm vaccine trước đó nhằm làm giảm các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

7. Có cần tiêm nhắc lại sau các năm tiếp theo không?

Nếu năm đầu tiên đã tiêm đầy đủ vaccine theo chương trình tiêm vaccine thì những năm tiếp theo không cần tiêm nhắc lại có được không? Sau khi tiêm vaccine cơ thể sẽ tạo ra miễn dịch và giúp ngăn ngừa bệnh trong thời gian đầu và sẽ dần dần hết hiệu quả. Vì vậy bác sĩ tư vấn nên tiêm vaccine nhắc lại hàng năm nhằm duy trì đủ miễn dịch trong việc phòng bệnh.

8. Tại sao tiêm vaccine rồi vật nuôi vẫn có thể mắc bệnh?

Vấn đề này có thể chia làm 3 nguyên nhân chính.

Nguyên nhân thứ nhất là do vật nuôi, vaccine chỉ giúp ngăn ngừa bệnh ở một mức độ, tuy nhiên nếu trong bất kì một khoảng thời gian nào đó vật nuôi của chúng ta bị ốm, cơ thể suy yếu, sức đề kháng suy giảm thì cũng có thể bị lây nhiễm mầm bệnh và phát triển thành bệnh.

Nguyên nhân thứ hai là do mầm bệnh. Mầm bệnh cũng là những sinh vật sống, có khả năng tự tiến hóa thành các chủng khác một cách liên tục nhằm mục đích sinh tồn trong tự nhiên. Nếu vật nuôi của chúng ta bị lây nhiễm chủng bệnh mới mạnh hơn trước hoặc bị lây nhiễm với số lượng nhiều cũng có thể gây bệnh.

Nguyên nhân thứ ba là do vaccine, không chỉ là tiêm vaccine sớm hơn so với quy định, sai sót trong quy trình sản xuất vaccine hoặc bảo quản không đúng cách, tiêm vaccine đã hết hạn mà còn là sai sót trong quy trình tiêm vaccine,vv.

Tóm lại, chính do ba nguyên nhân trên khiến cho vật nuôi dù đã tiêm đầy đủ vaccine vẫn có khả năng bị mắc bệnh.

9. Chó mèo có bầu có thể tiêm vaccine được hay không?

Thông thường không nên tiêm vaccine khi chó mèo có bầu vì phần lớn vaccine đều được chế từ virus còn sống, có thể gây ảnh hưởng đến chó con, mèo con trong bụng. Nên lên kế hoạch tiêm vaccine cho chó mèo ít nhất 2-4 tuần trước khi có bầu.

Còn vaccine được chế từ virus đã chết có thể tiêm khi chó mèo mang bầu, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến  bác sĩ trước khi tiêm.Trên đây là tất cả 9 câu hỏi thường gặp trong việc tiêm vaccine cho chó mèo.

Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho tất cả các chủ nuôi. Dù việc tiêm vaccine là việc rất nhỏ nhưng nó cũng là một việc quan trọng mà chúng ta không nên bỏ qua. Nếu có thêm bất kì câu hỏi hay thắc mắc có thể liên hệ tới bệnh viện thú y iVET, các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp.

Xem thêm: Bệnh sài sốt chó (Canine distemper) là gì?

_________

Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ:    Số 468, đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội 
  •                  Số 190 Lò Đúc, phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Fanpage: www.facebook.com/ivetcenter
  • Website: ivetcenter.com
  • Email: ivetcenterhanoi@gmail.com
Viết và biên soạn bởi:
Bác sĩ Tawan Santanajit
Tags:
GỬI CÂU HỎI CHO IVET CENTER

Các bài viết khác

Thông báo chi nhánh Lạc Long Quân tạm ngưng hoạt động để nâng cấp sửa chữa
Với phương châm chúng tôi luôn luôn nỗ lực phấn đấu tối đa và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ bằng công nghệ tiên tiến hiện đại từ việc chuẩn đoán, điều trị, phẫu thuật và các dịch vụ ...
Hướng dẫn cách đánh răng cho chó đơn giản, đúng cách
Đánh răng hàng ngày cho chó sẽ giúp thú cưng của bạn luôn sạch sẽ, thơm tho cũng như phòng ngừa được các căn bệnh về răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, việc này không hề đơn giản nếu chó cưng ...
Tìm hiểu về giống chó ngao Tây Tạng - Giá bán Tây Tạng là bao nhiêu?
Chó ngao tây tạng - Tibetan Mastiff là giống chó quý hiếm và cực kỳ đắt giá. Ở thời điểm hoàng kim, chó Ngao Tây Tạng đã từng có giá trị lên tới cả triệu đô. Tại sao giống chó này ...
Nuôi chó cảnh có dễ không? Cách nuôi chó cảnh mau lớn đúng cách
Chó cảnh có dễ nuôi không? Bạn còn nhiều bỡ ngỡ trong việc chăm sóc những chú chó đắt đỏ này? Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ thông tin đến các bạn cách nuôi chó cảnh và chăm ...
Chăm sóc chó mẹ trước và sau khi sinh an toàn - đúng cách như thế nào?
Trước và sau khi sinh là thời điểm vô cùng quan trọng đối với các chú chó. Đây là giai đoạn mà chúng cần được chăm sóc, quan tâm chu đáo. Các sen hãy chuẩn bị trước cho mình những kiến ...
Tổng hợp những dấu hiệu mèo mang thai các sen cần lưu ý
Bạn đang nuôi một bé mèo cái? Bạn có mong muốn được chào đón một đàn mèo con khỏe mạnh? Mèo cái từ khoảng 5 đến 9 tháng tuổi đã có khả năng mang thai, nhận biết mèo mang thai là ...
Đơn vị cung cấp dịch vụ thú y uy tín số #1 tại Việt Nam
Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ khám chữa bệnh cho thú y uy tín ở Hà Nội? Trung tâm điều trị thú Y Đa khoa Quốc tế iVET một địa điểm đáng tin cậy mà các bạn không nên bỏ ...
Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho mèo tăng cân mỗi ngày
Một bé mèo bụ bẫm, khỏe mạnh luôn là niềm ao ước của các sen. Tuy nhiên, bé mèo nhà bạn nuôi mãi không béo? Bạn đang tìm kiếm các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp mèo béo lên? Bài ...
Mèo bị sỏi thận: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tình trạng mèo bị sỏi thận đang ngày một gia tăng, cứ khoảng 10 bé mèo thì lại có ít nhất 6 bé mắc bệnh này. Sỏi thận không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy ...
Tìm hiểu giống chó Shiba Nhật Bản và những lưu ý khi chăm sóc
Shiba - giống cảnh khuyển cổ xưa có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với gương mặt đáng yêu như loài cáo cùng ngoại hình nhỏ nhắn dễ thương, Shiba trở thành giống chó được lựa chọn và yêu thích hàng đầu ...

Đăng ký dịch vụ

Gọi lại tư vấn cho tôi
(iVET Center sẽ gọi điện tư vấn sau ít phút)