Bệnh Bạch cầu - Kẻ thù của loài Mèo | Nguyên nhân và cách phòng ngừa
05/2019
Feline leukemia virus là vi rút gây bệnh bạch cầu ở mèo là một loại Retrovirus lây nhiễm cho mèo. FeLV có thể lây truyền từ mèo bị nhiễm bệnh khi thông qua nước bọt hoặc các dịch tiết có liên quan đến mũi. Nếu không bị đánh bại bởi hệ miễn dịch của động vật, virus có thể gây ra các bệnh có thể gây tử vong.
Mục lục (Hiện)
1. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu ở mèo:
Bệnh bạch cầu ở mèo do một loại virus tên là Feline Leukemia (viết tắt là FeLV) gây ra, khiến cho mèo có nhiều triệu chứng ốm. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu ở mèo có thể đến từ môi trường sống của chúng, cách ăn uống hay giữ gìn vệ sinh thân thể hàng ngày.
Virus gây bệnh có thể tìm thấy ở nước miếng, nước mũi của mèo ốm, nước tiểu, phân và sữa. Virus có thể lây sang mèo khác qua các vết cắn hoặc liếm lông cho nhau. Ngoài ra virus còn có thể lây từ mèo mẹ sang con thông qua nhau thai. Do đó những con mèo được nuôi chung với mèo có chứa virus FeLV, mèo hoang hoặc mèo nuôi thả tự do, mèo con sinh ra từ mèo mẹ có virus sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
2. Mèo bị nhiễm virus FeLV có những triệu chứng gì?
Khi mèo bị nhiễm virus LeLV gây nên căn bệnh bạch cầu sẽ xuất hiện những triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan bị bệnh. Thông thường, khi nhiễm bệnh mèo sẽ bị sốt, bỏ ăn liên tục, tiêu chảy cấp, với tiếng kêu khàn, thậm chí là mất tiếng. Thậm chí với những trường nghiêm trọng, mèo có thể đi loạng choạng và bị co giật, động kinh.
Các triệu chứng mắc bệnh của mèo có thể xảy ra như:
1- Suy giảm khả năng miễn dịch do virus tác động đến hệ miễn dịch. Mèo dễ ốm và nhiễm trùng.
2- Gây ra bệnh bạch cầu ở hệ hô hấp khiến cho mèo khó thở, tác động đến hệ tiêu hóa khiến cho mèo bị tiêu chảy mãn tính, nôn mửa, chán ăn hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của hạch bạch huyết.
3- Thiếu máu do virus tác động đến tủy là bộ phận tạo máu khiến cho nướu và niêm mạc của mèo nhạt hơn bình thường.
3. Xác định mèo nhiễm bệnh bạch cầu
Để xác định chính xác căn bệnh bạch cầu ở mèo, bác sĩ sẽ cần sử dụng các thiết bị chuyên biệt. Kết quả chẩn đoán sẽ được xác định ngay trong vòng 15 phút. Bác sĩ sẽ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên cả tiền sử bệnh và kết quả kiểm tra máu, xét nghiệm virus sau lần kiểm tra đầu tiên từ 3-6 tháng.
4. Điều trị mèo bị bệnh bạch cầu
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu mèo bị nhiễm căn bệnh giảm bạch cầu, bạn cần phải lập tức đưa chúng đến cơ sở thú y uy tín để được chẩn doán chính xác và có phương hướng điều trị kịp thời. Phát hiện sớm là bước quan trọng tạo nên thành công trong quá trình điều trị, bởi sau khoảng 2-3 ngày bị nhiễm bệnh, mèo gần như sẽ không thể điều trị được nữa.
Hiện nay, bệnh suy giảm bạch cầu vẫn chưa có thuốc đặc trị bởi vậy mà trong quá trình chữa bệnh, bác sĩ chủ yếu sẽ sử dụng các phương pháp tăng sức đề kháng ở mèo. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bé mèo mà bác sĩ sẽ có sự sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất để ngăn chặn các biến chủng của loại virus này.
Trong quá trình điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn cần phải khử trùng khu vực mèo sinh sống, cách ly và theo dõi các bé mèo đã tiếp xúc với mèo bệnh. Khi chăm sóc mèo, hãy luôn đảm bảo giữ ấm cho chúng.
5. Cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Để giảm thiếu căn bệnh giảm bạch cầu ở mèo, bạn nên tránh để mèo tiếp xúc với mèo lạ, đặc biệt là những con mèo vừa nhiễm bệnh vì trong cơ thể chúng vẫn còn virus. Khi mới đem mèo về, bạn nên cách ly chúng khoảng từ 10 -15 ngày để theo dõi sức khỏe trước khi để chúng tiếp xúc với các chú thú cưng khác trong nhà.
Ngoài ra, bạn cũng nên triệt sản cho mèo. Triệt sản cho mèo trưởng thành để giảm các hành vi hung hăng có thể khiến mèo cắn những con mèo khác mà mèo đó đang có bệnh. Triệt sản cho mèo cái để ngăn không cho bệnh truyền từ mèo mẹ sang mèo con.
Ngoài ra, bạn cũng nên triệt sản cho mèo. Triệt sản cho mèo trưởng thành để giảm các hành vi hung hăng có thể khiến mèo cắn những con mèo khác mà mèo đó đang có bệnh. Triệt sản cho mèo cái để ngăn không cho bệnh truyền từ mèo mẹ sang mèo con.
Nếu có thể, nên nuôi mèo trong nhà để giảm nguy cơ lây bệnh từ những con mèo bên ngoài. Tiêm vacxin phòng bệnh là một lựa chọn nữa, tuy nhiên không đảm bảo ngăn ngừa được 100%. Cách này có thể làm được với mèo từ 2 tháng tuổi trở lên. 2 mũi tiêm cách nhau 1 tháng và nên tiêm lặp lại hàng năm.
Nguồn: iVET Center Hanoi
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 468 Lạc Long Quân, P. Nhật Tân, Q. Tây Hồ, Hà Nội
Địa chỉ: Số 468 Lạc Long Quân, P. Nhật Tân, Q. Tây Hồ, Hà Nội
SĐT liên hệ: 043.933.9658/ 59 - 094. 373. 1259
Email: ivet.hanoi@gmail.com
Facebook: www.facebook.com/ivetcenter
Line: ivet center hanoi