Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà và những điều cần lưu ý
07/2022
Nếu không có đủ kiến thức đầy đủ cho việc đỡ mèo đẻ, thì việc sinh con sẽ trở nên khó khăn và đôi khi sẽ khiến chúng gặp nguy hiểm. Cùng iVET Center tìm hiểu hướng dẫn chi tiết cách đỡ đẻ cho mèo, cách đỡ mèo đẻ, cách đỡ đẻ cho mèo khó đẻ trong bài viết này!
Mục lục (Hiện)
1. Cách đỡ đẻ cho mèo an toàn tại nhà
Thời gian trung bình mang thai của mèo là khoảng từ 65 - 66 ngày. Để đảm bảo “boss” được an toàn, mẹ tròn con vuông thì các chủ nuôi cần thực hiện các thao tác đỡ đẻ đúng quy trình theo các bước chính như sau:Hướng dẫn cách đỡ đẻ cho mèo đơn giản tại nhà
1.1 Giai đoạn chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ
Chủ nuôi hãy chuẩn bị một số vật dụng phục vụ cho quá trình sinh nở của mèo bao gồm:- Khăn hoặc quần áo cũ sạch để lau cho người cho mèo con khi vừa chui từ trong bụng mẹ ra.
- Bông và băng gạc để vệ sinh cũng như dùng trong một số trường hợp cần thiết khác.
- Gel dinh dưỡng hoặc dung dịch Glucose bổ sung cho “boss” khi rặn đẻ mất sức.
- Các dụng cụ y tế như chỉ, panh kẹp, kéo, Povidine,... giúp hỗ trợ cắt rốn cho mèo con trong trường hợp mèo mẹ mệt không tự làm được.
- Thuốc kích đẻ Oxytocin dùng khi mèo mẹ khó đẻ
- Găng tay y tế đã sát trùng để đảm bảo mèo mẹ không bị nhiễm trùng và bảo vệ sự an toàn cho người đỡ đẻ.
- Bình bú sữa hoặc ống xilanh để bơm sữa vào miệng cho mèo con nếu chúng không thể tự bú được.
1.2 Giai đoạn trước khi mèo mẹ sinh
Khi mèo mẹ sắp đến ngày dự sinh thì chủ nuôi có thể dẫn chúng đến phòng khám thú ý để kiểm tra tổng thể sức khỏe xem có vấn đề gì không? Đặc biệt là bạn có thể nhờ đội ngũ bác sĩ tư vấn các bước nên làm khi mèo sinh để từ đó có sự chuẩn bị phù hợp nhất.Còn khi mèo bắt đầu có biểu hiện của việc chuyển dạ thì hãy chú ý quan sát xem chúng tìm ổ đẻ tại đâu. Ngoài ra chủ nuôi cũng có thể chuẩn bị cho mèo một ổ đẻ thoáng, sạch sẽ trong một nơi kín và tối. Đồng thời đảm bảo không có một con vật nào xuất hiện xung quanh.
1.3 Giai đoạn đỡ đẻ cho mèo khi mèo mẹ sinh
Nếu như mèo mẹ khỏe mạnh thì lời khuyên là nên sinh thường. Còn nếu như đã vỡ ối được khoảng 30 phút rồi mà chưa thấy mèo có dấu hiệu đẻ thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y. Khi mèo con đã lọt lòng thì mèo mẹ thường xé rách ối rồi liếm sạch cho con. Còn khi mèo mẹ đã đuối sức không tự làm được thì bạn hãy hỗ trợ nhé! Cần quan sát khi mèo đẻ để xem mèo có cần giúp đỡ không?Lúc lau sạch xong thì bạn dùng panh kẹp dây rốn cách rốn tối thiểu 1cm để cắt, sau đó sát trùng bằng Povidine rồi dùng chỉ buộc chặt lại. Tiếp đến đặt mèo con trở lại vị trí cạnh mèo mẹ để tìm vú mẹ để bú.
- Trường hợp mèo mẹ rặn tầm 30 phút mà không thấy có mèo con ra đời thì bạn hãy tiêm thuốc kích đẻ Oxytocin. Các mũi cách nhau khoảng 60 phút
- Trường hợp mèo con mắc trong tử cùng thì dùng gạc lót tay cho vào kèo mèo con ra từ từ theo cơn rặn mèo mẹ.Cuối cùng bạn hãy kiểm tra xem nhau thai đã được lôi hết ra khỏi cơ thể hay chưa. Vì việc nhau thai còn sót sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng, gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mèo mẹ.
1.4 Giai đoạn hậu sinh
Giai đoạn này cũng khá là quan trọng. Chủ nuôi có thể cho mèo mẹ ăn nhau thai của chính mình sau khi sinh vì trong đó có chứa rất nhiều loại dưỡng chất. Tuy nhiên chỉ nên cho ăn 1 - 2 nhau thai mà thôi, không nên dung nạp nhiều vì mèo mẹ sẽ dễ bị đầy hơi. Đồng thời cũng nên cho mèo mẹ ăn nhanh một thứ gì đó để lấy lại sức. Cho mèo con bú sữa mẹ trong 24h đầu để lấy chất dinh dưỡng và kháng thể. Tránh tuyệt đối không được cho mèo mẹ tắm khi vừa mới sinh xong.Chủ nuôi cần chăm sóc mèo mẹ trong giai đoạn hậu sinh
2. Những lưu ý khi đỡ đẻ cho mèo
Với những trường hợp mèo mẹ sinh nở khó khăn hay có một số vấn để không mong muốn xảy ra bạn cần lưu ý những vấn đề sau.Những lưu ý khi chăm sóc mèo mẹ mới sinh
- Các cơn co thắt kéo dài khi chưa sinh: Nếu mèo có hơn 30 phút co thắt mạnh mà không có tiến triển gì, hãy đưa mèo và mèo con đến bác sĩ thú y.
- Nhau sót lại: Nếu mèo của bạn không vượt qua được nhau thai, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Đếm từng chiếc nhau thai, ngay cả khi nữ hoàng ăn nó. Số lượng nhau thai phải bằng số mèo con.
- Mèo con bị lưu: Không hiếm trường hợp một đến hai mèo con bị thiệt mạng lưu trong bụng. Di chuyển mèo con đã chết ra khỏi khu vực để mèo mẹ có thể tiếp tục sinh đẻ những chú mèo con khác mà không bị gián đoạn.
- Xuất huyết sau sinh: Mặc dù một số trường hợp chảy máu sau khi sinh là bình thường, nhưng chảy máu quá nhiều hoặc xuất huyết là trường hợp khẩn cấp và cần được bác sĩ thú y chú ý ngay lập tức. Nếu bỏ qua, mèo mẹ có thể tử vong. Nếu tình trạng ra máu thường xuyên tiếp tục trong hơn một tuần sau khi sinh hoặc nếu máu ngừng chảy trong một ngày và sau đó lại bắt đầu, hãy tìm sự hỗ trợ của bác sĩ thú y.
- Ngay sau khi mèo mẹ sinh nở chúng mất khá nhiều sức, bạn cần để cô ấy nạp thêm năng lượng bằng súp thịt nạc, cháo loãng thêm chút muối, thức ăn mềm hay sữa. Và với mèo con, nếu chúng bỏ bú, không ăn hoặc ngủ thời gian dài, đó là dấu hiệu bất thường. Lập tức bạn liên hệ ngay với bác sĩ thú y để cấp cứu nhanh nhất có thể.