Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ khỏe mạnh
03/2022
Chó con mới đẻ rất dễ nhiễm bệnh và yếu ớt, do vậy rất cần sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm chăm sóc chó con mới sinh, vậy đừng quá lo lắng. Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách chăm chó con mới đẻ từ bác sĩ thú y đến từ iVET Center.
Mục lục (Hiện)
Chuẩn bị gì để nuôi chó con mới đẻ khỏe mạnh
Chó con mới sinh sẽ tiếp nhận một điều kiện sống khác khi ở trong bụng mẹ về độ ẩm, nhiệt độ và dinh dưỡng. Chính vì thế mà bạn phải chuẩn bị cho chúng một nơi ở phù hợp để chào đón chúng. Cụ thể như sau:
- Hãy chuẩn bị một cái ổ đẻ, có thể sử dụng chiếc hộp lớn đủ chỗ cho mẹ và chó con nằm. Đảm bảo tốt nhất để bảo vệ và giữ ấm cho cả đàn chó.
- Tránh những nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc những nơi gió lùa.
- Lót vào ổ giấy đóng gói hoặc một vài chiếc khăn phẳng, tránh không cuộn tròn dễ gây ngạt thở cho chó vừa mới sinh.
Cách nuôi chó con mới đẻ
Chó con khi vừa mới sinh ra phải cho nằm cạnh mẹ, cho bú sữa mẹ, đặc biệt là bú sữa đầu. Bởi vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể rất tốt cho chó con. Lúc mới sinh vì chó chưa có răng, lỗ khe tai chưa mở nên chuyển động khó khăn. Lúc này, chó còn dựa vào bản năng mà tự tìm vú mẹ để bú.
Tuy nhiên, thực tế một số chó con mới sinh không biết cách tìm được vú của chó mẹ nên bị chết đói. Nhiều con chó mẹ vụng về trong cách chăm con, lúc này bạn hãy quan sát để đưa núm vú chó mẹ vào miệng chúng để nó có thể bú được sữa mẹ.
Nếu trường hợp một lứa sinh quá nhiều, thường chú chó ra đời cơ thể luôn yếu ớt. Do vậy, bạn nên lưu ý ưu tiên cho bé bú trước. Đặc biệt, nếu chó mẹ có vẻ vụng về khi chăm sóc con thì bạn cũng cần quan sát hành vi của cả chó con và chó mẹ. Hãy liên hệ ngay đến bác sĩ thú ý nếu xảy ra vấn đề không bình thường nhé.
Cách bổ sung dinh dưỡng cho chó con
Chó con trong giai đoạn mới sinh sẽ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để chúng có thể phát triển khỏe mạnh tốt nhất. Một số lưu ý khi bổ sung các chất inh dưỡng cho chó con mà bạn cần lưu ý như sau:- Chó con mới đẻ được 5-10 ngày: bổ sung thêm sữa nhưng nhớ phải hâm nóng, cho bú bằng vú cao su hoặc cho ra đĩa và dúi mõm chó vào đĩa để nó tự liếm. Mỗi con chó hãy cho ăn thêm từ 100-200ml sữa và cho ăn khi nó được 120 ngày tuổi.
- Khi chó con được 15 ngày tuổi: cho chó con ăn thêm sữa cùng với thịt băm nhỏ, ngày 1-2 bữa. Khi chó được tầm 21 ngày tuổi, hãy ăn thêm cháo gạo. Lưu ý là cháo hãy ninh nhừ và trộn cùng với thịt nạc băm, cho ăn 2 bữa/ngày. Khi chó được 30 ngày tuổi trở đi, tăng lượng thịt lên khoảng 50 gram mỗi ngày.
- Khi chó con từ ngày tuổi thứ 30 trở đi: bạn có thể bổ sung thêm rau xanh, khoai tây để tăng lượng vitamin, đặc biệt chú ý các loại vitamin A và vitamin D. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm dầu gan cá thu, các chất khoáng vi lượng, đa vi lượng cần thiết. Đây là những dưỡng chất cần thiết giúp cho quá trình trao đổi chất và tạo xương.
- Đối với chó con dưới 120 ngày tuổi: bạn cho ăn mỗi ngày 5 bữa.
- Chó con từ 4 – 6 tháng tuổi: mỗi ngày cho ăn 4 bữa.
- Khi chó con được 6 tháng trở lên mỗi ngày cho ăn 2 - 3 bữa.
Hướng dẫn: Nên tắm cho chó bao nhiêu lần 1 tuần - Cẩm nang chăm sóc thú cưng
Cách phòng tránh bệnh cho chó con
Chó con mới đẻ hoàn toàn phụ thuộc vào kháng thể tiết ra từ sữa của chó mẹ. Do vậy trước 2 tháng tuổi, không nhất thiết phải tiêm chủng. Không chỉ trang bị kiến thức trong cách chăm chó con mới đẻ, bạn cũng phải phòng bệnh cho chúng:
- Hãy đảm bảo môi trường sống của chúng luôn ấm áp, khô ráo và sạch sẽ.
- Sử dụng loại sữa chuyên dụng dành cho chó con, khi lượng dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.
- Khi chó con bắt đầu ăn dặm, hãy chú ý quan sát đến chất thải của cún. Ngoài ra, cần bổ sung men tiêu hoá để phòng bệnh đường ruột.
- Trường hợp nếu cho con sinh ra không may bị mất mẹ, cần tiến hành truyền huyết thanh trong 24-48 giờ đây. Đây chính là cách giúp chó con sống sót.
- Khi chó con được 2 tháng, bạn hãy đưa chúng đi tiêm chủng các mũi 5 bệnh, 7 bệnh. Sau 1 tháng chích ngừa lặp lại và khi đủ 2 mũi thì sẽ lặp lại sau 1 năm.
Những lưu ý khi chăm sóc chó con mới đẻ
Chó còn hoàn toàn ổn trong những ngày đầu tiên khi được bú sữa mẹ. Nếu cún quá nhẹ cân, bạn cần phải trang bị kiến thức để chăm sóc chúng. Khi chó con được 3 tuần, cún có thể nhấm nháp thức ăn được nghiền nát. Tốt nhất hãy liên hệ ngay đến bác sĩ thú ý để được tư vấn một chế độ dinh dưỡng vô cùng hợp lý và cho ăn một cách an toàn.Chó con mới sinh ra vô cùng yếu ớt và mong manh, do vậy bạn cần phải chăm sóc cẩn thận. Không lắc chó quá mạnh, đỡ chúng nhẹ nhàng, từ từ dưới bụng lên. Hãy chắc chắn rằng, trong 48 tiếng sau khi sinh đảm bảo chó mẹ đủ sữa an toàn và không bị nhiễm trùng.
Liên tục kiểm tra tình hình của chó con xem có xảy ra vấn đề gì không nhé. Cứ khoảng 3-4 tiếng hãy kiểm tra lại một lần. Bởi vì chó con vừa mới đẻ ra có thể bị các con chó khác đẩy ra xa mẹ hoặc có thể bị mẹ đè.
Trên đây là cách chăm chó con mới đẻ mà chúng tôi xin chia sẻ đến bạn để giúp bạn biết cách chăm cún yêu của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với iVET Center để được các bác sĩ thú y của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.