Chó bị áp xe sau khi tiêm là gì? Tất tần tật thông tin bạn cần biết
12/2021
Nhiều người vẫn thường lầm tưởng áp xe là căn bệnh chỉ xảy ra ở người. Tuy nhiên, thực tế áp xe cũng có thể xuất hiện ở những chú thú cưng của bạn. Nếu bạn không chú ý kịp thời sẽ khiến tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng, khó lường.
Áp xe khiến cho các vết thương ở chó bị mưng mủ, lở loét và về lâu dài sẽ gây nên nhiều tổn thương đối với cơ thể của chúng. Vậy, chó bị áp xe sau tiêm là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh áp xe ở chó hiệu quả ra sao? Tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.
Áp xe khiến cho các vết thương ở chó bị mưng mủ, lở loét và về lâu dài sẽ gây nên nhiều tổn thương đối với cơ thể của chúng. Vậy, chó bị áp xe sau tiêm là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh áp xe ở chó hiệu quả ra sao? Tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.
Mục lục (Hiện)
1. Chó bị áp xe sau tiêm là như thế nào?
Tình trạng áp xe tại chó hiện nay không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên câu hỏi về vấn đề cho bị áp xe sau tiêm là như thế nào, với tình trạng này nguyên nhân ở đâu? Câu trả lời đó là sau khi bạn cho chú chó cưng của mình đi tiêm, do bệnh hoặc do bất cứ nguyên nhân nào. Nếu như bạn tiêm tại nơi không uy tín, có thể khiến vết tiêm viêm, nung mủ,.. từ đó gây ra tình trạng áp xe.![Chó bị áp xe sau tiêm là như thế nào?](/uploaded/Content/cho-bi-ap-xe.png)
2. Triệu chứng nhận biết chó bị áp xe sau tiêm
Những dấu hiệu điển hình bạn có thể dựa vào để biết được chú chó của mình có bị áp xe hay không như sau:![Triệu chứng nhận biết chó bị áp xe sau tiêm](/uploaded/Content/dau-hieu-cho-bi-ap-xe.png)
- Bạn thấy trên thân chú chó có vết sưng, vết sưng này mềm, có dịch mủ vàng hoặc trắng, hoặc xanh lá cây, thậm chí đôi khi còn có máu.
- Thấy chú chó của mình có biển hiện mệt mỏi, đau đớn. Bởi áp xe sẽ khiến cho cơ thể đau nhức, đau đớn khi vô tình chạm vào.
- Thấy chó nóng sốt, chán ăn, bỏ ăn, không muốn di chuyển đi bất cứ đâu mà chỉ suốt ngày nằm một chỗ.
3. Những nguyên nhân khác khiến cho chó bị áp xe
Chó bị áp xe không chỉ xuất hiện sau khi tiêm tại cơ sở không uy tín mà có đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân gây bệnh áp xe ở chó phải kể đến như:Chú chó của bạn bị cắn: Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho chú chó của bạn bị áp xe. Những vết cắn của mèo, cào của mèo hoặc do chú chó khác, động vật khác cắn rất dễ gây lên tình trạng áp xe ở chó. Những vết cắn này có thể trên thân, trên cổ hoặc trên đầu, bạn cần thực sự chú ý.
Áp xe do sức khỏe răng miệng: Nguyên nhân thứ 2 khiến dễ gây áp xe ở chó đó chính là sức khỏe răng miệng của chú chó. Những chú chó thường nhai rất nhiều vật cứng, khiến cho răng vỡ ra, rách lợi, lưỡi. Đây chính là cơ hội để các vi khuẩn xâm chiếm vào nên rất dễ nhiễm trùng, sưng và nung mủ. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Do tuyến hậu môn của chú chó: Áp xe tại hậu môn cũng có khả năng rất cao ở chó. Khu vực trực tràng của chó có thể đỏ ửng, sưng, đau, đối với vùng này bạn sẽ nhận biết được khi tình trạng nặng, bởi nó sẽ có mùi hôi.
Xem thêm: Hướng dẫn cách điều trị chó bị bệnh care hiệu quả nhất
4. Làm thế nào để điều trị hiệu quả cho bị áp xe?
Đây cũng chính là câu hỏi được rất nhiều chủ của các chú chó quan tâm, tìm kiếm câu trả lời. Trong hầu hết tất cả những trường hợp chó bị áp xe nặng hoặc nhẹ thì việc đầu tiên bạn nên đưa chúng đến các đơn vị, bệnh viện hoặc phòng khám thú y. Các bác sĩ sẽ thực hiện từng bước từ gây mê, đến việc nặn mủ, làm sạch hết áp khuẩn ra khỏi cơ thể và vệ sinh đúng nhất.![Làm thế nào để điều trị hiệu quả cho bị áp xe?](/uploaded/Content/dieu-tri-cho-bi-ap-xe3.png)
Tùy trường hợp áp xe ở chó nặng hay nhẹ mà biện pháp mà bác sĩ áp dụng cũng sẽ khác nhau. Nếu như bạn không có chuyên môn thì tốt nhất nên đưa chó đến phòng khám thú y sớm nhất có thể để được chữa trị kịp thời. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số nước tắm, gội đầu để điều trị những tổn thương trên da của chú chó. Đảm bảo chú chó luôn sạch sẽ để giảm nguy cơ bị áp xe cũng như những bệnh lý khác của chó.
5. Những cách ngăn ngừa áp xe cho chó hiệu quả nhất
Ngay cả khi chó không có các dấu hiệu của căn bệnh áp xe, bạn vẫn cần áp dụng các phương pháp ngăn ngừa để giảm nguy cơ chó mắc phải loại bệnh này. Một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng như sau:- Đầu tiên hãy hạn chế nhất tình trạng chú chó nhà bạn bị thương, bởi đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến khả năng áp xe cao.
- Nên quan tâm, giám sát khi cho chúng ăn những đồ ăn cứng. Hoặc tốt nhất nên hạn chế cho chúng ăn những đồ quá cứng, gây vết thương trên răng, má, và lợi.
- Vệ sinh răng miệng cũng như tuyến hậu môn của chú chó thật tốt, thường xuyên, sạch sẽ.
- Luôn giữ vệ sinh cơ thể của chú chó đảm bảo nhất.