Chó bị gãy xương phải làm sao - Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
12/2021
Những chú chó năng động, thường xuyên chạy nhất đôi khi có thể bị kẹt chân, bị xe chèn hoặc bị đánh, dẫn đến bị gãy xương. Vậy khi chó bị gãy xương thì phải xử lý như thế nào? Hãy cùng IvetCenter theo dõi vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục (Hiện)
1. Nguyên nhân gãy xương ở chó
Chó là loài vật rất thích chạy nhảy, hiếu động. Bởi vậy mà đôi khi rất dễ xảy ra tai nạn, gãy xương. Ngoài nguyên nhân do bệnh lý loãng xương, những chú chó thường bị gãy xương do tai nạn giao thông. Một số nguyên nhân thường gặp khiến các chú chó bị gãy xương phải kể đến như:- Do chơi các môn thể thao.
- Do ngã từ trên cao xuống đất.
- Do cắn nhau với các con chó khác.
- Do bị con người dùng gậy đánh.
- Do bi vật nặng rơi vào người.
- Do bệnh lý, loãng xương
2. Cách xử lý chó bị gãy xương
Khi chó bị gãy xương, chủ nuôi cần phải kiểm tra vết thương, nhanh chóng giảm đau, tránh để vết thương nặng hơn, hoặc nhiễm trùng. Hãy nhớ 3 nguyên tắc quan trọng khi xử lý vết thương do chó bị gãy xương:- Không bôi thuốc mỡ hay thuốc sát trùng trên vết nứt hở.
- Không thiết lập chỗ xương bị gãy.
- Nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú y.
2.1 Chó bị gãy sống lưng
Tiến hành đeo rọ mõm và đặt nó trên một tấm bảng phẳng, không uốn lưng của nó. Để hạn chế chuyển động, hãy đeo dây cho chúng lại một chỗ, không tạo áp lực lên vùng lưng hoặc cổ. Không nhất thiết phải nẹp chỗ chấn thương và nhanh chóng đưa đến phòng khám thú y gần nhất.2.2 Chó bị gãy chân
Đeo rọ mõm cho chó, dùng một chiếc khăn sạch dưới chân bị gãy. Nếu phần gãy của xương bị lộ, hãy dùng khăn sạch, băng gạc y tế, …. Tuyệt đối không sử dụng thuốc mỡ hay thuốc sát trùng để bôi lên vùng bị chấn thương.Với trường hợp chó bị gãy chân, sử dụng một chiếc khăn gấp để hỗ trợ các chi bị gãy. Không nên cố để thiết lập xương bị gãy, hãy dùng nẹp để ngăn ngừa tổn thương mạch máu, dây thần kinh và các mô. Khi bạn đã nẹp xương, hãy nhấc con chó và chuyển đến bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời. Chú ý là nhớ giữ ấm áp để tránh nó bị sốc.
2.3 Chó bị gãy xương sườn
Lấy rọ mõm đeo cho chó nếu thấy cần thiết, tuy nhiên hãy chắc chắn rằng chó không bị khó thở. Tiến hành kiểm tra ngữ để xem có vết thương hở hay không. Nếu có hãy sử dụng băng gạc sạch và quấn toàn bộ vùng ngực bằng giấy sạch. Hãy nhớ tờ giấy không được bọc quá chặt dễ khiến chó bị ngạt thở.Trường hợp nếu phát hiện phần ngực phồng lên, vậy hãy quấn đủ chặt để che được chỗ phình ra. Bởi rất có thể đây sẽ là phần cuối của một chiếc xương sườn bị gãy. Khi thấy nó mềm, có thể phổi đã bị thủng và nếu con cho phát ra âm thanh hút, lúc này khoang ngực đã bị chấn thương nặng. Ban cần nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú ý.
3. Cách chăm sóc chó bị gãy xương
Thời gian bình phục của mỗi chú chó là khác nhau, tùy thuộc cụ thể vào thể trạng, kích thước của từng bé. Với các trường hợp gãy xương nhẹ, các chú chó lớn sẽ mất khoảng trên 8 tuần để phục hồi. Trong khi đó các giống chó nhỏ thường bình phục nhanh hơn, với ít nhất khoảng 4 tuần để lành vết thương. Tuy vậy, để ch vết thương hồi phục hoàn toàn, xương liền thành một khối có thể phải mất từ 12-16 tuần.Để giúp những chú chó phục hồi nhanh hơn, bạn nên lưu ý đặc biệt khi chăm sóc chúng. Một số lưu ý quan trọng dành cho bạn là:
- Đặt chó nằm yên tĩnh một chỗ, không cho chúng vận động nhiều.
- Chỗ ở luôn được thoáng và phải sạch sẽ.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như: vitamin A, vitamin D, canxi vào buổi sáng.
- Cho chó đi tắm nắng vào sáng sớm trong thời gian 6-8 giờ.
- Đưa cho đi kiểm tra định kỳ
- Bổ sung canxi, phốt pho để làm tăng mô sẹo vôi khóa.
4. Biện pháp phòng tránh chó bị gãy xương
Bên cạnh việc chăm sóc chó bị gãy xương đúng cách, bạn cũng nên có biện pháp và đề phòng những trường hợp khiến chó có thể gặp tai nạn đáng tiếc. Cụ thể như sau:- Luôn quan sát, hạn chế dẫn chó đến những nơi đông đúc xe cộ
- Luôn đeo dây xích cho chó khi đi dạo, đi vệ sinh nhất là đối với những con chó hiếu động, tránh việc bất ngờ lao ra đường
- Cho chó ăn uống đầy đủ cũng như bổ sung các dưỡng chất ngăn ngừa loãng xương như: vitamin D, canxi, … trong bữa ăn hàng ngày.
________
Thông tin liên hệ:
- Cơ sở 1: Số 468, đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 0243. 933. 9659 - 094. 373. 1259
- Cơ sở 2: Số 190 Lò Đúc, phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 037 8122230
- Fanpage: www.facebook.com/ivetcenter
- Website: vetcenter.com