Nguyên nhân chó con bị đi ngoài - Các loại giun sán phổ biến nhất
01/2022
Tình trạng đi ngoài ra giun của các chú chó không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên nếu như không để ý có thể bạn sẽ mất đi chú chó của mình. Bởi có rất nhiều loại giun khác nhau, nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chú chó. Ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về nguyên nhân chó con bị đi ngoài ra giun và các loại giun chó thường mắc.
Mục lục (Hiện)
1. Nguyên nhân chó con bị đi ngoài ra giun
Thông thường phân của chó sẽ chứa những loại trứng của các loại ký sinh trùng khác nhau, tuy nhỏ nhưng chúng ta có thể nhìn được bằng mắt thường. Giun cũng có thể xuất hiện ở phân chó, phần thân bị đứt ra, di chuyển đến trực tràng và ra ngoài cùng phân. Tuy nhiên khi chó con bị đi ngoài ra giun thì các bác sĩ thú ý sẽ khuyên bạn nên điều trị ngay để tránh trường hợp bệnh nặng.Hệ miễn dịch của chó con còn rất yếu, do đó mà rất dễ mắc phải các căn bệnh giun sán. Một số nguyên nhân phổ biến khiến chó con bị đi ngoài ra giun như sau:
- Chó con tiếp xúc với những chú chó khác cũng mắc các loại giun, hoặc chó con tiếp xúc với chó mẹ cũng nhiễm các loại giun trong cơ thể.
- Chó con tiếp xúc, di chuyển tại các môi trường có chó bị nhiễm giun, khiến ảnh hưởng đến cơ thể và nhiễm giun.
- Chó bị đi ngoài ra giun cũng có thể do các loại rệp cắn mang theo trứng giun và dần nhiễm vào cơ thể.
2. Chó thường dễ bị đi ngoài ra giun khi nào?
Tất cả các loại chó dù là ở độ tuổi nào, giới tính nào thì cũng có thể nhiễm và bị đi ngoài ra giun. Nhất là ở độ tuổi nhỏ, hệ miễn dịch cũng như có thể còn yếu thì bệnh này lại càng dễ xảy ra hơn. Ngoài việc đi ỉa ra giun, đi ngoài ra giun thì triệu chứng xuất hiện ở mỗi bệnh tình sẽ khác nhau. Cũng có nhiều nghiên cứu cho rằng việc thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc chó bị đi ngoài do giun.Khi phát hiện ra bệnh tình của chó hoặc qua quan sát thấy phân chó có giun thì nên đưa chú chó đi khám ngay hoặc mua thuốc điều trị. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giun với những liều lượng nặng, nhẹ khác nhau. Bạn hãy nhận tư vấn từ các bác sĩ thú y để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với chú chó nhà mình.
3. Những loại giun sán phổ biến ở chó con nhất
Có rất nhiều loại giun sán có thể xuất hiện cũng như nhiễm vào trong cơ thể của chó. Một số loại giun sán mà chó con rất dễ mắc phải, cụ thể như sau:3.1 Giun tròn
Giun tròn là loại giun xuất hiện phổ biến nhất ở chó, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chú chó nhà bạn mắc một số bệnh lý như đi ngoài hoặc 1 số bệnh lý khác. Những bệnh lý này có thể kéo dài hoặc theo chú chó đến tận cuối đời. Chó con có thể mắc loại giun này từ mẹ trong đi ăn cùng nhau.Ngoài việc ỉa ra giun thì rất khó để phát hiện chó nhà bạn đang nhiễm loại giun này bởi giun tròn thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên nếu như ký sinh lâu trong cơ thể sẽ rất nguy hiểm cho chú chó.
3.2 Giun tóc
Đây là một loại giun vô cùng khó chịu, thường xâm nhập vào cơ thể vật chủ bằng đường đất ô nhiễm, đây là nơi chúng có thể tồn tại từ vài tháng đến vài năm. Loại giun này xâm nhập vào cơ thể chó qua đường ăn uống, từ việc chó ăn phân hoặc đất bẩn. Loại giun này rất dễ lây từ con chó nọ sang con chó kia, đặc biệt cũng có thể lây qua con người. Chính vì vậy bạn cần thực sự biết để điều trị kịp thời cho chú chó của mình.3.3 Giun móc nhiễm ở chó
Giun móc đặc biệt là loại giun rất nguy hiểm đối với những chú chó, nhất là đối với chú chó con bởi hệ miễn dịch của chó còn rất yếu. Loại giun này sẽ cắn trong ruột của chú chó sẽ khiến cho ruột xuất huyết, bởi loại giun này là loại hút máu.Với những chú chó nhỏ thì giun móc có thể khiến chú chó tử vong nếu như nhiễm đến mức độ nặng nhất định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chó con nhiễm loại giun này chính là từ chó mẹ.
3.4 Sán dây nhiễm ở chó
Loại giun phổ biến nhất ở các loại động vật, từ chó, lợn,.. kể cả người đó chính là sán dây. Loại này có thể dài đến 10 - 20cm. Nếu như bạn thấy trong phân chó có những sợi trắng cử động thì đó chính là sán dây ở chó. Sán ở chó sẽ gây sự khó chịu cho chó, ngứa và luôn sát hậu mộ xuống, cắn trực tràng để đỡ hơn.Xem thêm: Những điều cần biết về chó sơ sinh bị đi ngoài bạn nên chú ý
4. Cách phòng ngừa căn bệnh giun sán ở chó
Chó con rất dễ bị mắc các căn bệnh giun sán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa của chúng. Để phòng ngừa căn bệnh giun sán ở chó con, bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:- Thường xuyên đưa chó con đi thăm khám
- Cho chó con sử dụng các loại thuốc phòng ngừa giun sán theo tư vấn của bác sĩ
- Luôn giữ chó sạch sẽ, loại bỏ các loại bọ chét ký sinh trên cơ thể chó
- Thường xuyên dọn dẹp phân, tránh để chó tiếp xúc với chất thải của các loài động vật khác.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 468 Lạc Long Quân, P.Nhật Tân, Q.Tây Hồ, Hà Nội
- Hotline: 094 373 1259 - 0243 933 9659
- Website: ivetcenter.com
- Fanpage: www.facebook.com/ivetcenter