Hướng dẫn cách chữa giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả
12/2021
Giảm bạch cầu là căn bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho mèo. Vậy chữa giảm bạch cầu ở mèo như thế nào? Nếu mèo của bạn mắc bệnh giảm bạch cầu phải làm sao? Xin mời bạn hãy cùng IvetCenter giải đáp thắc mắc này ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục (Hiện)
1. Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì?
Bệnh giảm bạch cầu mèo còn được gọi với các tên khác như: bệnh parvo mèo, bệnh mất điều vận ở mèo, bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo. Căn bệnh này có tính chất lây lan nhanh, xảy ra đột ngột, bỏ ăn, sốt, mất nước, nôn mửa và suy giảm bạch cầu. Khi mèo bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.Bởi bạch cầu là một trong ba tế bào chính của máu có nhiệm vụ chống lại các vật thể lạc như vi sinh vật, hóa chất độc hại, tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể. Khi mèo bị suy giảm bạch cầu, máu cũng sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ gây nên sự rỗi loạn trong cơ thể.
2. Nguyên nhân mèo bị suy giảm bạch cầu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo có thể bị suy giảm bạch cầu liên quan đến môi trường sống, vệ sinh cơ thể hay cách chúng ăn uống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây suy giảm bạch cầu ở mèo phổ biến phải kể đến như:- Cơ thể mèo đã bị mắc phải virus bạch cầu, các độ tố làm sản sinh ra những khối u ác tính.
- Feline Panleukopenia Virus - Virus FPV lây lan qua đường miệng , xâm nhập vào các tế bào máu trong 24h, tấn công đến hàng rào miễn dịch gây nên hiện tượng suy giảm bạch cầu.
- Mèo nuôi theo hình thức thả rông, mèo hoang không rõ nguồn gốc, môi trường sống có nguy cơ dễ bị nhiễm bệnh cao.
- Mèo sống gần các khu vực giết mổ chất thải, phủ tạng - những nơi có nguy cơ lây lan dich bệnh.
- Hầu hết các loại mèo thuộc họ Felidae đều mắc bệnh làm lan truyền virus bùng phát ổ dịch quy mô lớn.
3. Hướng dẫn cách chữa giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả
Hiện tại, bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, mà điều trị các triệu chứng của bệnh là cách chữa trị hiệu quả. Từ đó giúp mèo nhanh hồi phục, cũng như tăng cường sức đề kháng và tạo ra được kháng thể virus bên trong.3.1 Xác định chính xác bệnh
Bạn có thể tự xác định được bệnh giảm bạch cầu qua các triệu chứng dưới đây:- Sốt đột ngột, hoặc thân nhiệt hạ liên tục.
- Miệng và mũi chuyển sang màu thâm đen, chảy dãi nhớt.
- Phân lỏng, tiêu chảy có mùi hôi khó chịu.
- Mèo bỏ ăn, nôn mửa.
- Mất giọng, khàn tiếng vì thiếu nước và suy giảm bạch cầu.
- Mèo đi lại loạng choạng, lắc lư, nặng hơn có thể gây co giật động kinh
3.2 Tiến hành điều trị
Khi đã xác định được chính xác mèo mắc bệnh giảm bạch cầu, bạn cần nhanh chóng đưa mèo đến phòng khám, bệnh viện thú y uy tín để được chữa bệnh. Với mỗi giống mèo, tình trạng mắc bệnh và độ tuổi mà có phác đồ điều trị thích hợp.Thông thường phác đồ điều trị phổ biến được áp dụng hiện nay bao gồm:
- Truyền dịch: tăng cường bổ sung nước, vitamin, cân bằng điện giải, … bởi vì khi mắc bệnh mèo sẽ bị tiêu chảy, ói mửa nên sẽ bị mất nước.
- Dùng kháng sinh: do chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh do virus gây ra, nên mèo sẽ được điều trị bằng cách tăng cường sức đề kháng để tạo kháng thể.
- Thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu nhằm cung cấp lượng bạch cầu đã bị mất do virus phá hủy.
- Truyền kháng thể trực tiếp cho mèo.
4. Cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu tại nhà
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, cách tốt nhất là bạn nên đưa mèo đến thú y ngay sau khi có triệu chứng. Có như vậy mèo mới được khám bệnh và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi bệnh là cao nhất.Khi mèo được điều trị tại các cơ sở thú y, khi chăm sóc mèo mắc bệnh bạch cầu cũng quan trọng. Bởi chính lúc này, mèo cũng tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, bạn cũng phải tuân thủ theo một số hướng dẫn trong cách chăm sóc mèo mắc bệnh giảm bạch cầu. Cụ thể như sau:
- Hãy cách ly mèo bị bệnh, đặt mèo ở nơi thoáng mát và sạch sẽ, tránh để mèo nằm ở những chỗ ẩm ướt. Bởi điều này sẽ khiến thân nhiệt mèo hạ xuống nhanh, bệnh sẽ nặng hơn.
- Hạn chế các tác động mạnh đến mèo, tránh ánh sáng quá mạnh hay âm thanh quá to.
- Giữ ấm thân nhiệt cho mèo bởi lúc này thân nhiệt của nó không ổn định, có thể tăng giảm một cách đột ngột. Hãy dùng đèn sưởi, đèn vàng 40W để sưởi gần chỗ mèo nằm hoặc để trên cao. Hoặc cũng có thể dùng chai nước ấm để bọc khăn bông, hay túi sưởi ở chỗ mèo nằm. Không để quá nóng bởi vì mèo dễ bị mất nước.
- Bổ sung chất điện giải, nước để trợ lực cho mèo, các loại vitamin cho mèo như: vitamin B, C, B12. Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu hóa và mềm, khi mèo khỏe dần có thể tăng lượng thức ăn.
Trên đây là những hướng dẫn chia sẻ về chữa giảm bạch cầu ở mèo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tư vấn hãy liên hệ ngay đến iVET - Trung Tâm Điều Trị Thú Y Đa Khoa nhé.
-----------------Xem thêm: Mèo bị nấm da rụng lông | Nguyên nhân và cách chữa trị
Trung Tâm Điều Trị Thú Y Đa Khoa iVET
- Địa chỉ: Số 468 Lạc Long Quân, P.Nhật Tân, Q.Tây Hồ, Hà Nội
- Hotline: 094 373 1259 - 0243 933 9659
- Website: ivetcenter.com
- Fanpage: www.facebook.com/ivetcenter