Bệnh áp xe chó là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu chó bị áp xe
01/2022
Áp xe ở chó là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ về căn bệnh nguy hiểm này. Vậy bệnh áp xe chó là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu chó bị áp xe. Sau đây là những thông tin chi tiết về căn bệnh này được bác sĩ thú ý tại iVET chia sẻ.
Mục lục (Hiện)
1. Bệnh áp xe chó là gì?
Chó bị áp xe hay còn gọi là absxess/ apxe là một trong những biến chứng nghiêm trọng khiến vết thương bị mưng mủ, lở loét và lâu dài sẽ hình thành nên những vết thương lớn hơn. Áp xe ở chó là căn bệnh xuất hiện khi chó bị nhiễm trùng từ chính vết thương hở da. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể khi chó có vết thương trên người mà không được sát khuẩn sẽ gây ra nhiễm trùng và áp xe.2. Nguyên nhân chính gây ra Áp xe ở chó
Trước khi tìm hiểm những dấu hiệu chó bị áp xe, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra áp xe ở chó. Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe cho những chú chó có thể đến từ việc:2.1 Do răng miệng
Chó dễ bị áp xe răng hoặc túi mủ hình thành thành trong răng do bị nhiễm trùng và đặc biệt là trong những trường hợp răng bị vỡ khi nhai. Đôi khi chỉ vì một chiếc răng bị áp xe cũng khiến chó bị chảy nước dãi, bỏ ăn và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.2.2 Do bị cắn
Vết thương cắn do sinh vật truyền nhiễm gây ra sẽ truyền sâu vào mô gây ra áp xe ở chó. Hoặc chó bị áp xe do mèo cào cắn, thông thường sẽ được tìm thấy ở vùng cổ, đầu hoặc ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Nếu áp xe ở cổ hoặc đầu thường khiến một bên cổ bị sưng.2.3 Do nhai vật thể lạ quá cứng
Khia chó nhai những vật thể lạ quá cứng có thể khiến vùng da bị rách. Đây là nguyên nhân gây nên căn bệnh áp xe, phát triển trên các vùng nướu, má và lưỡi của chúng.2.4 Các tuyến hậu môn
Chó cũng dễ bị áp xe tuyến hậu môn nhất là ở khu vực xung quanh trực tràng khiến vùng này sưng, đỏ và đau. Khi áp xe bùng phát, bạn sẽ thấy mùi hôi ở vị trí nhiễm trùng.3. Dấu hiệu nhận biết chó bị áp xe
Áp xe ở chó là biến chứng khiến vết thương bị lở loét, mưng mủ và có thể hình thành những tổn thương lớn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết chó bị áp xe:Chó bị áp xe thường bị sốt, bỏ ăn, không muốn di chuyển.
- Vết thương có dịch mủ màu vàng, màu xanh lá cây hoặc có máu.
- Có mùi và ẩm ướt tại vị trí bị nhiễm trùng.
- Khu vực da sưng đỏ và chạm vào sẽ thấy nóng
4. Cách điều trị chó bị áp xe
Bệnh áp xe khiến những chú chó rất đau đớn. Bởi vậy mà bạn cần nhanh chóng đưa chúng đến các bệnh viện thú y để được điều trị kịp thời.Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bớt lông xung quanh vùng bị sưng và tiến hành khử trùng vùng này. Vết thương được thắt lại, phần mủ chảy ra và dùng dung dịch để rửa sạch áp xe cũng như làm sạch vùng bên trong túi bị nhiễm trùng.Trường hợp nếu áp xe nằm sâu bên trong, sử dụng một khăn lau hoặc ống dẫn lưu để phẫu thuật tại chỗ để giữ cho khu vực thoát nước khi bề mặt da lành lại. Chính điều này cũng giúp ngăn ngừa áp xe có thể bị tái phát. Lúc này, kháng sinh đường uống được kê để trị bệnh áp xe. Và hãy để chó nghỉ ngơi, dưỡng bệnh trong một vài tuần.
5. Cách chăm sóc cho bị áp xe
Trường hợp nếu chó bị trầy da, bị rách, bạn cũng nên xem vết thương nông hay sâu. Nếu vết thương nông, có thể sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn được dùng cho vật nuôi để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại nước tắm và dầu gội để hỗ trợ cho việc điều trị các tổn thương ngoài da.Nếu chó đã được đưa đến bác sĩ và yêu cầu chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị, hãy thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để giúp chó nhanh khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
6. Cách phòng ngừa chó bị áp xe như thế nào?
- Áp xe ở chó là do vết thương hở gây ra, do vậy mà cách ngăn ngừa tốt nhất đó là hạn chế được tình trạng cho bị thương. Đồng thời, cũng nên quan sát khi chó gặm những vật thể lạ, đồ ăn khi đưa ra ngoài chơi.- Vệ sinh răng miệng tốt, chú ý khâu chăm sóc các tuyến hậu môn, thay cát vệ sinh thường xuyên cho chó nhằm giảm thiểu nguy cơ áp xe ở khu vực này.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu ăn hàng ngày cho thú cưng.
- Liên hệ ngay đến bác sĩ thú y để được tư vấn nếu phát hiện những biểu hiện bất thường. Tuyệt đối không nên tự ý xử lý ngay tại nhà, bởi rất có thể sẽ khiến biến chứng thêm nghiêm trọng.
Nếu cún cưng của bạn có dấu hiệu chó bị áp xe, hãy đưa cún đến ngay Trung Tâm Điều Trị Thú Y Đa Khoa iVET để được tư vấn, thăm khám nhanh chóng, kịp thời, tránh để lâu khiến tình trạng bệnh càng nguy hiểm và trở nên nghiêm trọng hơn. Đội ngũ bác sĩ thú y dày dặn kinh nghiệm tại iVET chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm khi trao gửi tính mạng chú chó cưng của mình.Xem thêm: Chó bị gãy xương phải làm sao - Nguyên nhân và cách xử lý an toàn
_________
Thông tin liên hệ:
- Cơ sở 1: Số 468, đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 0243. 933. 9659 - 094. 373. 1259
- Cơ sở 2: Số 190 Lò Đúc, phường Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 037 8122230
- Fanpage: www.facebook.com/ivetcenter
- Website: vetcenter.com